Tính chất hóa học Sắt

Tác dụng với phi kim

Sắt tác dụng với hầu hết tất cả các phi kim khi đun nóng. Với các phi kim có tính oxi hóa mạnh như Clo thì sẽ tạo thành những hợp chất trong đó sắt có số oxi hóa là +3.Còn khi tác dụng với ôxy sẽ tạo ra sắt(II;III)oxit-Sắt từ oxit

Ví đụ:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

FeO + Fe2O3 → Fe3O4

3Fe + 2O2 → Fe3O4 (Vì khi Fe phản ứng với O2 ở nhiệt độ cao, 2 chất đã sinh ra cùng 1 lúc (FeO và Fe2O3) và lại tự xúc tác với nhau)

Fe3O4 là một hợp chất ion, tinh thể được tạo nên bởi các ion O2-, ion Fe3+ và ion Fe2+. Trong quá trình phản ứng, một phần sắt bị oxi hóa thành Fe2+, một phần bị oxi hóa thành Fe3+.Trong chất rắn trung bình cứ có 1 ion Fe2+ thì có 2 ion Fe3+ và 4 ion O2-.

Trong không khí ẩm sắt dễ bị rỉ theo phản ứng:

4Fe + O2 + nH2O → 2Fe2O3.nH2O

Đối với các phi kim yếu hơn như lưu huỳnh,..tạo thành hợp chất trong đó sắt có số oxi hóa +2Fe + S → FeS

Tác dụng với các hợp chất

Thế điện cực chuẩn của sắt là:Fe2+(dd) + 2e → Fe Eo= -0.44V

Qua đó ta thấy sắt có tính khử trung bình.

Sắt dễ tan trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Hay FeO + 2H+(dd) → Fe+(dd) + H2

Đối với các axít có tính oxi hóa mạnh như HNO3 hay H2SO4 đặc nóng thì sản phẩm phản ứng sẽ là muối sắt với sắt có số oxi hóa +3 và các sản phẩm khử của N:N2O, NO, NO2 hoặc của S: SO2. Ở nhiệt độ thường, trong axit nitric đặc và axit sulfuric đặc, sắt tạo ra lớp oxit bảo vệ kim loại trở nên "thụ động", không bị hòa tan.Sắt đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng.

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sắt http://www.gorni.eng.br/e/Gorni_SFHTHandbook.pdf http://books.google.com/?id=-Ll6qjWB-RUC&pg=PA164 http://books.google.com/?id=LgB5dkmPML0C&pg=PA218 http://books.google.com/?id=hoM8VJHTt24C&pg=PA24 http://books.google.com/books?id=0_oi1CLayh8C&pg=P... http://mdmetric.com/tech/hardnessconversion.html http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://adsabs.harvard.edu/abs/2000RvGeo..38..221B http://adsabs.harvard.edu/abs/2004NewAR..48..155M http://www.iom.edu/Object.File/Master/7/294/0.pdf